Không chỉ là món ăn riêng của người Hoa, những món bánh này cũng được nhiều người Việt yêu thích, nhất là khi biết ý nghĩa của từng loại bánh. Chị Tài bán bánh tại góc đường Nguyễn Trãi - Phùng Hưng giải thích: “Bánh tổ tiếng Hoa gọi là “nian gao”, nghĩa là bánh nếp, bánh dính. Ăn bánh tổ là mong ước các thành viên trong gia đình luôn gắn bó với nhau. Ngoài ra, cách phát âm “nian gao” còn mang ý nghĩa giường bệnh “mỗi năm tiến bộ hơn, lên cao hơn”.
Nhiều loại bánh khác cũng có tên gọi và hình dáng thú vị như: bánh phát tài (vốn là bánh bông lan cỡ lớn có 4 múi), bánh đại phát (vốn là bánh bò cỡ lớn có in chữ), bánh đào tiên, bánh thỏi vàng...
Bánh truyền thống của người Hoa với ý nghĩa tốt đẹp cũng được nhiều gia đình Việt mua về để cầu mong những điều tốt lành cho năm mới
Bánh hình rồng, bánh đào tiên, bánh hoa sen... là những khối đường nên có thể trưng bàn thờ rất lâu
Nhiều tiệm làm bánh trái lựu (bánh tổ chiên) ngay tại chỗ. Bánh được cân ký, với giá 160.000đ/kg
Tại các tuyến đường trên khắp địa bàn thành phố, nhiều mặt hàng và dịch vụ đặc trưng của ngày tết cũng lần lượt xuống phố: dưa hấu thư pháp, đô vàng may mắn, cát tinh khiết, dịch vụ đánh bóng lư đồng...
Dưa hấu thư pháp với những chữ "tài", "lộc" máy đo huyết áp được viết bằng keo rồi phun kim tuyến rất bắt mắt. Tuy nhiên, giá dưa từ 240.000 đ - 360.000 đ/trái khiến nhiều khách mua chần chừ.
"Đô vàng may mắn" là những đồng đô la giả thếp vàng, được chào bán để lì xì hoặc cất trong ví cầu tài lộc (đường Võ Thị Sáu, quận 3)
Tại thành phố không dễ gì kiếm được tro rơm để đựng trong bát nhang, thay vào đó là cát tinh khiết. Cát tinh khiết cũng dùng máy đo đường huyết để bỏ vào các bình hoa trưng tết.
Hồng Nhung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét